Nhiễm giun là tình trạng rất phổ biến tại Việt Nam. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam hiện là nước có tỷ lệ nhiễm giun cao trong khoảng 50%-97%, phân bố tùy thuộc vào từng vùng, miền. Ở nam giới có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn nữ giới.
Vì sao cần thực hiện xét nghiệm Giun, Sán?
- Xét nghiệm giúp phát hiện và phân biệt 04 loại giun, sán từ đó tìm ra bất thường trong hoạt động ăn uống, sinh hoạt
- Phân biệt các loại ký sinh trùng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể
- Hỗ trợ bác sĩ và khách hàng xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, kịp thời
Triệu chứng cơ thể đang nhiễm Giun, Sán?
- Bệnh về da (Nổi mẩn, dị ứng, sưng tấy,…)
- Rối loạn tiêu hóa (Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi,…)
- Ngứa hậu môn
- Cơ thế mệt mỏi, chóng mặt, uể oải
- Thèm ăn
Phòng chống nhiễm Giun, Sán bằng cách nào?
- Ăn chín uống sôi, ăn thực phẩm sạch, sử dụng nguồn nước sạch
- Giữ vệ sinh cá nhân/môi trường sạch sẽ
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần
- Nếu nuôi thú cưng thì có những biện pháp nuôi an toàn, phòng chống cả bệnh về ký sinh trùng cho thú cưng bằng cách tiêm phòng, vệ sinh thú cưng sạch sẽ,…
- Tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh về ký sinh trùng một cách an toàn, thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ mình.
- Khám sức khỏe định kỳ
- Nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu của bệnh về ký sinh trùng thì cần đi khám ngay