MÀU SẮC NƯỚC MŨI PHẢN ÁNH ĐIỀU GÌ Ở SỨC KHOẺ CỦA CON?

ba mẹ nhìn màu sắc nước mũi con dự đoán sức khỏe

Màu sắc nước mũi có thể dự đoán được tình trạng sức khỏe con như thế nào? Mời Quý gia đình cùng Phương Châu tham khảo thêm tại bài viết dưới đây nhé.

Nước mũi của trẻ đổi màu khiến bố mẹ lo lắng không yên. Cơ chế đổi màu nước mũi có liên quan mật thiết tới những bệnh hô hấp từ đơn giản tới phức tạp như: viêm mũi dị ứng, dị vật mũi,… Và thông qua “màu sắc nước mũi”, ba mẹ có thể xác định được phần nào tình trạng bệnh của trẻ để xử lí kịp thời.

Nước mũi màu trắng trong

– Trẻ chảy nước mũi màu trắng trong, loãng khá phổ biến. Lúc này, trẻ đang ở trạng thái khỏe mạnh và ba mẹ không nên lo lắng. Dịch mũi ở dạng này là cách cơ thể ngăn ngừa và loại bỏ các hạt bụi nhỏ, vi khuẩn, virus từ ngoài môi trường ra khỏi mũi, để chúng không đi vào phổi.

– Nếu thấy dịch mũi dạng nhầy, trong nhưng đặc quánh thì có thể trẻ đang gặp phải tình trạng dị ứng mãn tính. Hội chứng này làm khoang mũi bị tắc nghẽn hoặc sưng viêm niêm mạc.

Nước mũi màu trắng đục

– Nước mũi màu trắng đục là biểu hiện nghẹt mũi do mất nước, dị ứng, hoặc dấu hiệu của bệnh cảm lạnh. Hiện tượng này xảy ra khi các tế bào lông mũi bị tổn thương, dịch nhầy sẽ giảm tiết, mất đi độ ẩm và trở nên trắng đục. Trong trường hợp này, ba mẹ nên cho trẻ uống thật nhiều nước và rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý để giúp làm ẩm niêm mạc mũi, rửa trôi những tác nhân lạ từ môi trường.

Nước mũi màu hồng, đỏ hay nâu

– Nước mũi màu hồng, đỏ hay nâu đều là dấu hiệu cho thấy có máu trong mũi của trẻ. Điều này đồng nghĩa với việc mũi đang tổn thương do bị trầy xước niêm mạc mũi. Khô mũi hoặc ho quá nhiều cũng có thể khiến các mạch máu trong mũi dễ dàng bị vỡ, gây xuất huyết. Làm nước mũi chuyển màu. Nước mũi màu hồng, đỏ là dấu hiệu mới chảy máu. Màu nâu là máu đã bị khô lại.

– Các bác sĩ khuyến cáo nếu sau 30 phút mà máu không ngừng chảy thì cần đưa trẻ đến bệnh viện. Điều này cần đặc biệt lưu ý nhất là dối với trẻ nhỏ.

– Nếu máu khô lại khiến nước mũi có sắc nâu, hãy vệ sinh bằng bông sâu kèn có thấm nước muối sinh lý để loại bỏ máu khô, làm ẩm và cân bằng sinh lí niêm mạc mũi cho trẻ.

Nước mũi màu vàng

– Nếu nước mũi có màu vàng, trẻ có thể bị cảm lạnh hoặc viêm mũi giai đoạn nặng. Khi phần niêm mạc mũi bị viêm nhiễm, các tế bào bạch cầu sẽ tập trung tại khu vực đó và lẫn vào trong dịch mũi. Từ đó, khiến màu nước mũi chảy ra là màu vàng.

– Khi trẻ mới chảy nước mũi màu vàng, lựa chọn nước muối có chứa các thành phần tự nhiên giúp kháng viêm, kháng khuẩn là an toàn hơn cả so với việc sử dụng thuốc kháng sinh. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, các cơ quan trong chưa được hoàn thiện, dễ bị tổn thương nếu dùng thuốc không đúng cách.

– Nếu trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi màu vàng trong hơn 2 tuần, ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám.

Nước mũi màu xanh lá cây

– Khi thấy màu nước mũi ngả dần sang màu xanh lá cây thì đây là biểu hiện hệ miễn dịch của trẻ đang hoạt động “tích cực” nhằm chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Dịch mũi lúc này đặc quánh cùng với xác của các tế bào bạch cầu bị tiêu diệt tạo thành dịch nhầy màu xanh.

– Nếu nước mũi chuyển xanh lá cây liên tục trong 12 ngày kèm sốt, buồn nôn, nôn. Ba mẹ nên đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế. Bởi, đây là biểu hiện của bệnh viêm xoang hoặc các bệnh lý nhiễm trùng.

Nước mũi màu đen

– Nước mũi màu đen là biểu hiện của của nấm trong khoang mũi. Nấm có xu hướng bám lại ở những mô chết. Do vậy, nếu dịch mũi bị tích tụ ở những vị trí này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển và gây bệnh viêm xoang do nấm. Đây là bệnh hiếm gặp ở trẻ. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ chảy nước mũi màu đen, ba mẹ nên đưa ngay đến bệnh viện thăm khám.

Rất mong bài viết trên đã phần nào giúp ba mẹ có thêm thông tin về màu sắc nước mũi của trẻ.

Ba mẹ có thể Liên hệ đến Tổng đài 1900545466 (ấn phím 3) để được tư vấn thêm các thông tin cần thiết nhé.

 

Hỏi đáp bác sĩ
Đặt lịch hẹn